Kết quả tìm kiếm cho "Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4321
Sáng 19/11, Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang tổ chức buổi họp mặt chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), nhằm tri ân những người thầy, người cô, những người đã không ngừng cống hiến trí tuệ và tâm huyết để đào tạo thế hệ trẻ, góp phần xây dựng tương lai đất nước.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, ngày 18/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Báo Tin tức trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Vùng núi cao thuộc thôn Phú Hải (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang ngày càng phát triển, đổi thay. Thế nhưng, bao năm qua có một điều không hề thay đổi ở ngôi trường của thôn, đó là sự miệt mài gieo con chữ và tình yêu thương của các thầy cô giáo dành cho học sinh dân tộc miền núi nơi đây. Có người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình âm thầm cống hiến cho những mầm non của núi rừng.
Tổng Bí thư đề nghị Cà Mau đẩy nhanh tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản cho phát triển; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Thủ tướng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 6 triệu người, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có vai trò và đóng góp quan trọng đối với phát triển đất nước.
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời là để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Ngày 16/11, Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) long trọng kỷ niệm 25 năm thành lập trường (1999 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dấu ấn này kỳ vọng tiếp tục khơi dậy khát vọng, niềm tin, tiến về phía trước với quyết tâm đổi mới.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Tối 14/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)” và tưởng niệm 198 năm Ngày mất của bà Châu Thị Tế (1826 - 2024).
Chiều 14/11, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương và nhà giáo trẻ tiêu biểu lần thứ IV. Tại đây, những nhà giáo trẻ đã trải lòng về những câu chuyện nhân văn để giữ lửa nghề.
Sáng 14/11, UBND tỉnh An Giang phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”.